duong-chay-dien-kinh.
san-cao-su-epdm-san-choi-tre-em.
san-bong-ro-thi-cong-san-vinyl-the-thao.
son-san-tennis.
san-epoxy.

Thi công thảm sân bóng rổ - Báo giá & Cấu tạo

Thảm sân bóng rổ được thi công như thế nào? Cấu tạo và Báo giá thảm bóng rổ mới nhất năm 2024? Quy định về thiết kế & thi công sân bóng rổ?

Sân bóng rổ là một khu vực thi đấu được thiết kế đặc biệt để chơi môn thể thao bóng rổ ở nhiêu cấp độ khác nhau. Môn bóng rổ được nhiều người yêu thích, đặc biệt ở nhiều trường học, bóng rổ trở thành môn học bắt buộc nhằm rèn luyện sức khỏe và tạo nên sân chơi thể thao lành mạnh.thi_cong_san_bong_ro_trong_nha

Việc thiết kế và thi công sân bóng rổ đảm bảo tiêu chuẩn và an toàn là vấn đề đặc biệt quan trọng, liên quan đến nhiều hạng mục mang tính động bộ và chuyên dụng. Khi có nhu cầu về thi công xây dựng sân bóng rổ bạn cần đặc biết chú ý vấn đề thiết kế để đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng và tiêu chuẩn chung của FIBA.

Cấu tạo thảm sân bóng rổ chuyên dụng?

Thảm bóng rổ là loại sàn được sử dụng trong các sân bóng rổ, sân futsal hoặc sân thể thao đa năng trong nhà và ngoài trời với mục đích chính là tập luyện và thi đấu môn bóng rổ. Thảm bóng rổ thường được làm từ các vật liệu như cao su, nhựa tổng hợp hoặc các loại sợi tổng hợp chịu mài mòn và có độ đàn hồi tốt. Việc lựa chọn loại thảm bóng rổ phù hợp các tiêu chuẩn để thi đấu (Tiêu chuẩn FIBA) là vấn đề quan trọng, các bạn cần phải tham khảo trước khi quyết dịnh sử dụng.

Một số đặc điểm của thảm bóng rổ bao gồm:

  1. Đàn hồi: Thảm được thiết kế để có độ đàn hồi cao, giúp bóng nảy một cách tự nhiên và cầu thủ di chuyển linh hoạt trên sân.

  2. Bề mặt phẳng và mịn: Thảm bóng rổ thường có bề mặt phẳng và mịn đảm bảo tiêu chuẩn EN 14877:2018, không gây cản trở hoặc hụt hẫng trong quá trình di chuyển của người chơi.

  3. Độ bền và chịu mài mòn: Thảm sân bóng rổ thường được làm từ các vật liệu chịu mài mòn và có độ bền cao để chịu được áp lực và sự mài mòn hàng ngày từ việc sử dụng. Các vật liệu chuyên dụng cần phải được thử nghiệm bới Sports Labs

  4. An toàn: Thảm bóng rổ thường được thiết kế với tính năng an toàn, bao gồm việc giảm thiểu nguy cơ trượt trơn và giảm độ cứng để giảm thiểu nguy cơ chấn thương cho người chơi.

Thảm bóng rổ là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng cho bóng rổ, cung cấp một bề mặt chơi lý tưởng cho các trận đấu và tập luyện.

Cấu tạo thảm bóng rổ trong nhà và ngoài trời.

Cấu tạo sơn sân bóng rổ cao cấp – 7 lớp – Có >60% hạt cao su đàn hồi

Sơn sân bóng rổ SuKa Eco A1213 & Eco B1213 có chứa tới >60% là hạt cao su Epdm & được thi công theo phương pháp tự san phẳng trên bề mặt nền Asphalt hoặc Bê tông. cau_tao_son_san_bong_ro_7_lop_-_suka_eco_a1213

Cấu tạo (Kết cấu) này tăng cường khả năng nảy bóng & chống nứt bề mặt. Nó được sử dụng cho bề mặt sân bóng rổ, sân tennis,… thường được áp dụng 7 lớp.

  • Lớp tăng cứng & chống thấm Waterproofing – Keo SuKa Primer
  • Lớp SuKa Cushion B – Keo PB 103 + Hạt cao su Epdm (01 lớp keo + 1 lớp hạt cao su)
  • Lớp sơn lót SuKa Resurface – Sơn Resurface + Bột cao su Epdm + Cát Silic (01 lượt)
  • Lớp sơn bề mặt SuKa Surface – Sơn Surface + Cát Silic (03 lượt)
  • Sơn kẻ vạch – SuKa line
  • Độ dày trung bình: 2.0 mm, Tỉ lệ hạt cao su Epdm > 60%.

Cấu tạo thảm bóng rổ ngoài trời SuKa SP 6.0 – Thảm Silicon Polyurethane

Thảm bóng rổ đa năng SP 6.0 là sản phẩm của Silicon Polyurethane dạng lỏng, được thi công trên mặt sân bóng rổ theo phương pháp đổ tại chỗ, tự san phẳng, bề mặt liền khối. Sản phầm này có độ bền & khả năng đàn hồi tốt, phù hợp tiêu chuẩn thi đấu FIBA. Sp 6.0 có thể sử dụng ổn định cho bề mặt sân bóng rổ trong nhà hoặc ngoài trời

  • Lớp Primer tăng cứ bề mặt – Keo PP 101
  • Lớp đàn hồi, Độ dày 3.0 mm – Silicon Polyurethane PC 201
  • Lớp ổn định bề mặt, độ dày 3.0 mm – Silicon Polyurethane PC 201
  • Lớp sơn tạo màu & ma sát – Sơn Surface ( 03 lớp)
  • Kẻ line – Sơn SuKa Line 
  • Tổng độ dày trung bình: 6.0 mm.

Kết cấu thảm thảm bóng rổ ngoài trời – SuKa ESF 10+3

Thảm thể thao đa năng SuKa ESF 10+3 là sản phẩm cao cấp nhất của SuKa Việt Nam. Nó đáp ứng tất cả các yêu tố về độ bền, khác năng đàn hồi, độ ma sát,… cau_tao_tham_bong_ro_ngoai_troi

Sản phẩm này hoàn toàn lý tưởng cho bề mặt sân bóng rổ chuyên nghiệp. Nó có thể cài đặt cho tất cả các môn thể thao trong nhà & ngoài trời như: Bóng rổ, Futsal, Bóng chuyền,…

  • Lớp Primer tăng cứng bề mặt – PP 101
  • Lớp thảm Elastic, Độ dày 10 mm – Hạt Epdm + Keo PB 103
  • Lớp chống thấm Waterproofing – Keo PC 201
  • Lớp Polyurethane ổn định bề mặt Stable 1, Độ dày 1.0 mm – Keo PC 201
  • Lớp Polyurethane ổn định bề mặt Stable 2, Độ dày 2.0 mm – Keo PC 201
  • Lớp sơn phủ màu & tạo ma sát Surface coating – Sơn Surface  (03 lớp)
  • Kẻ line – Sơn SuKa Line
  • Tổng độ dày trung bình 13.0 mm.

Kết cấu thảm bóng rổ trong nhà cao cấp – SuKa SSF 7+3.

Thảm bóng rổ SSF 7+3 là thảm đổ tại chỗ cao cấp, bề mặt liền khối, chuyên dụng cho sân thể thao trong nhà.bao_gia_tham_bong_ro_trong_nha

Với độ dày trung bình là 10mm, SSF 7+3 có khả năng đàn hồi tốt, bề mặt đẹp, độ bền cao. SuKa SSF 7+3 có cấu tạo 9 lớp với khả năng đàn hồi & ma sát vượt trội.

  • Lớp Primer tăng cứng bề mặt – Keo PP 101
  • Lớp thảm đàn hồi Elastic, Độ dày 7.0 mm – Hạt cao su + Keo PP 103
  • Lớp chống thấm Waterproofing – Keo PC 201
  • Lớp Polyurethane ổn định bề mặt Stable 1, Độ dày 1.0 mm – Keo PC 201
  • Lớp Polyurethane ổn định bề mặt Stable 2, Độ dày 2.0 mm – Keo PC 201
  • Lớp tăng cường liên kết Interface
  • Lớp sơn phủ màu & tạo ma sát Surface coating – Sơn Surface  (03 lớp)
  • Lớp sơn kẻ line – Sơn SuKa Line
  • Tổng độ dày trung bình: 10.0 mm. 

Bạn có thể tham khảo thêm một số loại thảm bóng rổ tại mục: Cấu tạo thảm bóng rổ

Báo giá thảm sân bóng rổ trong nhà & ngoài trời năm 2024.

Giá của thảm bóng rổ có thể biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kích thước, chất liệu, độ dày, thương hiệu và địa điểm thi công.

mau_son_san_bong_ro

Giá thi công sơn và thảm sân bóng rổ của Vija Sports từ T1/2024

Bảng giá sơn và thảm sân bóng rổ là giá thi công hoàn thiện và thi mang tính tham khảo. Việc tính toán giá chính thực sẽ được thực hiện cho từng dự án cụ thể.

Các loại sơn và thảm sân bóng rổĐơn giá/m2 (Chưa VAT)
Sơn 6 lớp – không có cao su395.000 – 410.000
Sơn 7 lớp – có >60% cao su 575.000 – 595.000
Thảm trong nhà SuKa SSF 5+2 (Dày 7 mm)1.750.000 – 1.950.000
Thảm trong nhà SuKa SSF 7+3 (Dày 10 mm)2.150.000 – 2.350.000
Thảm ngoài trời SuKa ESF 10+3 (Dày 13 mm)2.625.000 – 2.825.000
Thảm ngoài trời SuKa EP 160 (Dày 16 mm)2.750.000 – 2.950.000
Thảm ngoài trời SuKa SP 6.0 (Dày 6 mm)1.465.000 – 1.650.000

Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế & thi công sân bóng rổ?

Thiết kế sân bóng rổ phải đảm bảo cung cấp một môi trường an toàn, công bằng và thú vị cho trận đấu. Thết kế sân bóng rổ tiêu chuẩn thi đấu chuyên nghiệp cần tuân thủ các quy định của FIBA (Liên đoàn bóng rổ Thế giới). Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cần xem xét khi thiết kế sân bóng rổ:ke_vach_san_bong_ro

Thiết kế kích thước sân bóng rổ

Kích thước chuẩn của sân bóng rổ thường được quy định bởi các tổ chức quản lý bóng rổ như FIBA (Fédération Internationale de Basketball), NBA (National Basketball Association), NCAA (National Collegiate Athletic Association) và các tổ chức quốc gia khác. Dưới đây là kích thước tiêu chuẩn của sân bóng rổ:

  1. Kích thước sân:

    • Kích thước chuẩn của sân bóng rổ là 28 mét (dài) x 15 mét (rộng).
    • Đây là kích thước phổ biến được sử dụng trên toàn thế giới cho các trận đấu quốc tế và trong các giải đấu.
  2. Vành rổ:

    • Vành rổ được đặt ở mỗi đầu của sân.
    • Chiều cao của vành rổ là 3,05 mét (10 feet) so với mặt sàn.
    • Vành rổ thường có đường kính 45-46 cm (18 inches).
  3. Khu vực phạt và vùng 3 điểm:

    • Khu vực phạt: Khoảng cách từ đường giữa của sân đến biên dài gần nhất là 5,25 mét.
    • Vùng 3 điểm: Khu vực nằm ngoài vùng phạt, được đánh dấu bằng đường tròn có bán kính 6,75 mét từ tâm của vành rổ.
  4. Dải giới hạn:

    • Dải giới hạn thường nằm xung quanh sân để giới hạn không gian di chuyển của cầu thủ và đưa ra quyết định của trọng tài khi cần.
  5. Khoảng cách an toàn:

    • Cần phải có khoảng cách an toàn đủ giữa các vật liệu cố định như bức tường hoặc các thiết bị khác và ranh giới của sân để ngăn ngừa va chạm không mong muốn.

Những kích thước này được thiết lập để đảm bảo tính công bằng và an toàn trong trận đấu, đồng thời giữ cho các trận đấu diễn ra theo quy định của quy tắc bóng rổ. 

Thiết kế kẻ vạch sân bóng rổ

Kẻ vạch trên sân bóng rổ được đánh dấu để xác định các khu vực quan trọng trên sân và giúp cầu thủ và trọng tài dễ dàng nhận biết và áp dụng các quy định trong trận đấu. Dưới đây là một số vạch chính trên sân bóng rổ:cau_tao_mat_san_bong_ro_ngoai_troi

  1. Vạch biên: Vạch biên được kẻ xung quanh ranh giới của sân, xác định khu vực giới hạn của trận đấu. Nó giúp xác định khi bóng ra ngoài biên và khi cầu thủ đạt đến ranh giới của sân.

  2. Vạch giữa (Center line): Đường vạch giữa chia đôi sân làm hai nửa, giúp xác định vị trí banh đầu tiên trong trận đấu và xác định vị trí banh sau khi mỗi lần ghi điểm.

  3. Vạch khu vực phạt (Free-throw line): Đây là đường vạch nằm ngang qua sân ở mỗi đầu, gần vành rổ, xác định vị trí mà các cầu thủ sẽ thực hiện các pha ném phạt.

  4. Vùng 3 điểm (Three-point line): Vùng 3 điểm được kẻ xung quanh sân, thường là một đường tròn lớn, xác định khu vực từ đó cầu thủ có thể thực hiện các pha ném 3 điểm để ghi điểm.

  5. Vạch khu vực ném biên (Out-of-bounds line): Đây là đường vạch kẻ xung quanh sân bóng rổ để đánh dấu ranh giới của sân, giúp xác định khi bóng ra ngoài biên và khi cầu thủ đạt đến ranh giới của sân.

  6. Vạch khu vực ném ngoài (Sideline): Vạch kẻ dọc dọc theo ranh giới của sân, giúp xác định vị trí cho các pha ném biên trong trận đấu.

Các vạch này được kẻ rõ ràng và đánh dấu trên sân bóng rổ để giúp quản lý trận đấu và áp dụng các quy định của trò chơi một cách dễ dàng và công bằng.

 

Sắp xếp
Bán thảm thể thao Thi công sân tennis Bán thảm bóng rổ Bán thảm sân Futsal Thi công thảm thể thao